Không chỉ là cung thiên văn lớn nhất thế giới! Chúng tôi sẽ giới thiệu một cách chi tiết để bạn thưởng thức bảo tàng Khoa học Nagoya.
Mục lục
“Brother Eaarth” ,
cung thiên văn nơi chúng ta sẽ được tận hưởng sự giải thích trực tiếp từ các nhân viên hướng dẫn.
Cuối cùng chúng ta hãy đến cung thiên văn "Brother Earth", tâm điểm của Bảo tàng Khoa học Thành phố Nagoya. Khi bước vào bên trong, tôi đã bị ấn tượng bởi sự rộng lớn của nó. Quả nhiên, nó xứng đáng được công nhận là trạm thiên văn có đường kính trong lớn nhất thế giới theo kỷ lục Guinness.
Sự vĩ đại của cung thiên văn không giới hạn ở kích thước của nó.
Một máy chiếu cung thiên văn quang học được lắp đặt trong mái vòm có thể hiển thị vị trí chính xác của khoảng 9.100 ngôi sao mà mắt thường có thể nhìn thấy. Hơn nữa, máy chiếu thiên văn kỹ thuật số cũng chiếu hình ảnh của bầu trời đầy sao và các hiệu ứng khác lên toàn bộ không gian.
Bằng cách kết hợp các phương pháp quang học và kỹ thuật số, người ta tái hiện bầu trời đầy sao gần với thực hơn.
Có một bí mật trong 350 chỗ ngồi!
Mỗi chỗ ngồi đều độc lập và có thể điều chỉnh nghiêng và xoay trái, phải lên đến 30 độ. Điều này cho phép bạn thư giãn và thưởng thức bầu trời đầy sao. Thật thoải mái đến mức bạn có thể ngủ thiếp đi luôn…
Và điều hấp dẫn nhất là phần giải thích trực tiếp từ 6 nhân viên phụ trách! Họ đứng một mình để trình bày và giải thích theo chủ đề thay đổi hàng tháng. Tôi đã có thử trò chuyện một chút với ông Mochida.
Ông Mochida: "Tôi cố gắng đưa các chủ đề liên quan đến các hiện tượng thiên văn, thiên văn học và vũ trụ vào càng nhiều càng tốt. Ví dụ như hôm nay sẽ quan sát được Trạm Vũ trụ Quốc tế, vì vậy tôi muốn nói về chủ đề đó. Tôi sẽ ất vui nếu sau khi xem trạm thiên văn, mọi người có thể thấy hứng thú với bầu trời thực tế.
Tôi đã tham quan chương trình thực tế.
Chương trình bắt đầu bằng việc tái hiện bầu trời đêm của ngày hôm đó. Âm nhạc hoành tráng và các hình ảnh tạo ra một cảm giác háo hức giống như tại một buổi hòa nhạc. Giọng nói điềm tĩnh của nhân viên giáo dục vang lên rất dễ chịu.
Ngày này là "Câu chuyện về Orion". Các chòm sao được giới thiệu theo câu chuyện, giúp chúng ta thêm hứng thú với bầu trời sao. Và bởi vì chỉ có giải thích trực tiếp riêng theo từng chủ đề của từng ngày, nên dù bạn đến bao nhiêu lần cũng có thể thưởng thức Planetarium một cách thú vị!
▼Thông tin thiên văn cũng có trên trang web của Bảo tàng Khoa học Thành phố Nagoya.